NHA CHU

NHA CHU LÀ GÌ?

.Nha chu là tình trạng viêm nhiễm của tổ chức quanh răng, ảnh hưởng đến cấu trúc nâng đỡ răng, khiến răng mất liên kết với tổ chức nâng đỡ này.

.Tổ chức quanh răng gồm: Nướu, xương ổ răng, xương răng, dây chằng quanh răng.

.Bệnh nha chu ban đầu chỉ ảnh hưởng đến phần nướu răng, sau có thể phát triển ảnh hưởng đến cả xương ổ răng có vai trò quan trọng trong việc giữ răng. Trong trường hợp nghiêm trọng, bệnh có thể gây ra rụng răng, mất răng.

Phân biệt răng bình thường và răng bị nha chu

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH NHA CHU

Bệnh nha chu chủ yếu đến từ tình trạng vi khuẩn tích tụ trên răng tạo thành mảng bám răng (lâu ngày vôi hóa thành vôi răng).

Mảng bám răng gây cản trở việc vệ sinh răng, tạo điều kiện cho các vi khuẩn tiếp tục phát triển gây ra viêm nướu.

Nếu mảng bám răng không được loại bỏ kịp thời và viêm nướu không được điều trị dứt điểm sẽ ảnh hưởng lên toàn bộ tổ chức quanh răng tiến triển thành bệnh nha chu.

Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác cũng gây tăng nguy cơ mắc bệnh nha chu như:

  • Thường xuyên hút thuốc lá.
  • Thay đổi nội tiết tố nữ.
  •  Mắc các bệnh làm suy giảm hệ miễn dịch và khả năng phục hồi: Tiểu đường, đái tháo đường, HIV/AIDS, ung thư…
  • Tác dụng phụ của một số thuốc điều trị đặc hiệu.
  • Yếu tố duy truyền.
Hút thuốc lá là nguyên nhân dân đên răng nha chu

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT Ở TỪNG GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA BỆNH NHA CHU

Bệnh viêm nha chu có 3 giai đoạn phát triển(3 cấp độ từ nhẹ đến nặng), ở mỗi giai đoạn đều có dấu hiệu nhận biết riêng biệt.

Giai đoạn 1: Dấu hiệu nhận biết giai đoạn viêm nướu răng.

  • Nướu tấy đỏ, sưng.
  • Dễ bị chảy máu khi đánh răng hoặc làm sạch kẽ răng.
  • Xuất hiện các mảng bám răng.

 

Giai đoạn 2: Dấu hiệu nhận biết giai đoạn viêm nha chu.

  • Nướu tụt ra khỏi răng.
  • Hơi thở có mùi hôi nặng.
  • Hình thành các túi nha chu giữa răng và nướu tạo điều kiện trú ẩn lý tưởng cho vi khuẩn có hại phát triển.
  • Chân răng yếu, răng bị lung lay hoặc cách xa các răng còn lại.

Giai đoạn 3: Dấu hiệu nhận biết giai đoạn viêm nha chu phát triển.

  • Có sự thay đổi về sự khít sát nhau của các răng khi cắn.
  • Túi nha chu sâu hơn, vi khuẩn có hại tích tụ trong các túi nha chu nhiều hơn, hình thành các túi mủ.
  • Xương ổ răng bị phá hủy.
  • Các răng bị lung lay nhiều và gặp khó khăn trong ăn, nhai.
  • Mất răng là tình trạng xấu nhất có thể xảy ra.

HẬU QUẢ CỦA BỆNH VIÊM NHA CHU

Ảnh hưởng của bệnh nha chu lên sức khỏe răng miệng và đời sống.

  • Hôi miệng, khiến người bệnh mất tự tin trong giao tiếp.
  • Gây đau nhức, khó chịu, đặc biệt nhạy cảm với các thức ăn nóng/ lạnh, dẫn đến mất khẩu vị, khó khăn trong ăn uống, biếng ăn. Ăn uống thất thường làm ảnh hưởng đến dạ dày.
  • Làm chân răng yếu, lung lay, trường hợp viêm nha chu tiến triển nặng, bệnh nhân có thể đối mặt với nguy cơ mất răng, kèm theo vô số hệ lụy xấu do mất răng gây ra.

Ảnh hưởng của bệnh nha chu lên sức khỏe tổng thể.

  • Góp phần thúc đẩy một số bệnh lý nghiêm trọng hình thành hoặc trở nặng: Các bệnh lý viêm nhiễm tai – mũi – họng, các vấn đề về đường hô hấp, viêm phổi, tim mạch, tắc nghẽn động mạch, đột quỵ…
  • Với phụ nữ có thai, làm tăng cao nguy cơ tiền sản giật, sinh non, trẻ sơ sinh nhẹ cân khi chào đời.
  • Với những bệnh nhân mắc bệnh nền tiểu đường/đái tháo đường, khiến khó có thể kiểm soát đường huyết.

ĐIỀU TRỊ BỆNH NHA CHU

Có 4 loại điều trị bệnh nha chu căn bản, tùy thuộc vào mức độ tiến triển của bệnh mà bệnh nhân được chỉ định điều trị theo cách thức phù hợp.

Điều trị khẩn cấp.

Khi ở vùng nướu hoặc niêm mạc có ổ mủ thì bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị khẩn cấp để kết thúc cơn cấp tính, sau đó mới có kế hoạch tiến hành các cách thức thức điều trị khác phù hợp để dứt điểm bệnh nha chu.

Chỉ có bác sĩ nha khoa răng hàm mặt hoặc bác sĩ chuyên khoa nha chu mới có thể chuẩn đoán phân biệt và đưa ra kế hoạch điều trị chính xác nên bệnh nhân tuyệt đối không tự điều trị ổ mủ tại nhà.

Điều trị không phẫu thuật.

Là cách thức điều trị có tính áp dụng cao nhất. Loại điều trị này gồm 2 bước:

Bước 1: Đánh giá các yếu tố thuận lợi cho việc lưu giữ mảng bám, cản trở vệ sinh răng miệng và kiểm soát mảng bám vi khuẩn.

Bước 2: Loại bỏ các khả năng thuận lợi cho việc lưu giữ mảng bám, ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn gây hại bằng nhiều phương pháp, phù hợp với tình trạng răng của bệnh nhân.

– Cạo vôi răng. Là thủ thuật chỉ định cho tất cả kế hoạch điều trị viêm nha chu.

– Chỉnh sửa hoặc thay thế tất cả những miếng trám không đúng kỹ thuật.

– Chỉnh sửa hoặc thay thế những phục hình không đúng kỹ thuật.

– Đánh giá và chỉ định răng cần nhổ (không thể giữ được).

– Cố định răng (nếu răng lung lay).

– Thực hiện phục hình tạm thời (nếu cần thiết).

Điều trị phẫu thuật.

Phẫu thuật chỉ áp dụng khi đã áp dụng các biện pháp điều trị thông thường nhưng bệnh vẫn tiến triển nặng hơn.

Có nhiều kỹ thuật phẫu thuật nha chu và phải do bác sĩ chuyên khoa nha chu thực hiện. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ bóc tách nướu, làm sạch mô bệnh, đặt vào đó các loại màng, xương ghép hay proteins kích thích tạo mô nhằm hỗ trợ khả năng tự nhiên của cơ thể tái tạo mô nha chu và xương.

Điều trị duy trì.

Nha chu là loại bệnh rất dễ tái đi tái lại nhiều lần. Điều trị duy trì là việc kiểm soát mảng bám răng bằng cách chăm sóc răng miệng tại nhà và thông qua tái khám định kỳ. Để hạn chế tối đa khả năng tái phát bệnh.

Mọi thông tin chi tiết về dịch vụ hoặc tư vấn miễn phí khách hàng có thể liên hệ ngay:

NHA KHOA VIETDENT 

Địa chỉ: 93B2 Dương Đình Hội, Phường Phước Long B, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh

SĐT: 097 689 36 85

Email: nhakhoavietdentquan9@gmail.com

Website: nhakhoavietdentsaigon.com

Fan page: NhaKhoaVietdentQ9

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *