CÁC TRƯỜNG HỢP NÊN VÀ KHÔNG NÊN LÀM IMPLANT

CÁC TRƯỜNG HỢP NÊN VÀ KHÔNG NÊN LÀM IMPLANT

🍀     🍀     🍀     🍀     🍀

Trồng răng IMPLANT là phương pháp tiên tiến nhất hiện nay, sử dụng chân răng nhân tạo bằng titanium để thay thế chân răng đã mất cấy vào xương hàm, phía trên là mão răng sứ được tạo hình như răng thật. Giúp ngăn ngừa quá trình tiêu xương hàm, mang đến diện mạo tươi trẻ và đem lại cho bệnh nhân những giá trị như răng thật.

Bạn đang có ý định trồng răng? Cùng VIETDENT tìm hiểu những trường hợp nên và không nên trồng răng IMPLANT nhé!

1. Các trường hợp NÊN làm IMPLANT:

. Mất một vài răng hoặc mất răng toàn hàm: IMPLANT giúp bạn thay thế hoàn hảo những chiếc răng đã mất thậm chí toàn hàm răng.

. Gặp khó khăn với hàm tháo lắp: Cảm giác vướng víu bên trong miệng, phải thường xuyên tháo lắp vệ sinh, những bất tiện này sẽ không còn tồn tại với phương pháp IMPLANT.

. Muốn bảo tồn răng, không mài răng, hay nói cách khác không muốn làm cầu răng sứ: Phương pháp cầu răng sứ gây ra nhiều ám ảnh với người bệnh khi phải mài những chiếc răng nguyên vẹn bên cạnh phần mất răng để làm răng trụ cho phần cầu sứ, dù tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai tốt nhưng nó gây ra tổn thương khó phục hồi cho răng. Phương pháp trồng răng implant sẽ là lựa chọn hoàn hảo để bảo toàn những răng chắc khỏe.

2. Các trường hợp KHÔNG NÊN làm IMPLANT:

* Trường hợp chống chỉ định tương đối: Ở trường hợp này nếu thật sự cần thiết bác sĩ vẫn sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng phương pháp cấy ghép Implant khi bảo đảm được tính an toàn trong quá trình thực hiện

  • Bệnh nhân đang có thai.
  • Bệnh nhân đái tháo đường mất kiểm soát (từ 8.0 trở lên)
  • Viêm nhiễm đang tiến triển tại vùng dự định đặt Implant.
  • Những bệnh nhân không đáp ứng được những yêu cầu về tài chính.

Anchor*Trường hợp chống chỉ định tuyệt đối:

  • Vệ sinh răng miệng kém, không có ý thức hợp tác với bác sĩ trong quá trình điều trị.
  • Bệnh nhân có một số bệnh toàn thân ảnh hưởng đến phẫu thuật và sự lành thương tại vị trí cấy ghép như: bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, nghiện rượu, nghiện thuốc lá, đã xạ trị vùng xương hàm.

CHĂM SÓC RĂNG IMPLANT SAU ĐIỀU TRỊ

Sau khi cấy ghép IMPLANT có nhiều bệnh nhân sẽ không biết cách chăm sóc răng miệng như thế nào mới tốt cho răng.

Dưới đây là những điều bạn cần lưu ý.

1. Chăm sóc ngay sau khi làm IMPLANT

  • Cắn chặt bông gòn: Tình trạng thường thấy nhất đó là chảy máu tại vị trí cấy. Theo hướng dẫn của bác sĩ, bạn nên cắn chặt gòn/ gạc trong vòng 30 phút để chờ cho máu không chảy nữa.

Nếu máu tiếp tục không ngưng trong nhiều giờ liền, bạn cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được xử lý kịp thời.

  • Chườm đá lạnh: Sưng đau là hiện tượng thường gặp sau khi cấy IMPLANT. Bạn cần sử dụng đá lạnh để chườm vào vị trí ngoài má đang sưng hoặc đau nhức. Thời gian chườm đá lạnh là khoảng 3 ngày đầu nhằm giảm thiểu tối đa sự sưng tấy. Cách làm này tuy đơn giản nhưng lại mang đến kết quả cực kỳ tốt.

2. Ăn uống sau khi làm IMPLANT

  • Trong 2 tiếng đầu sau khi cấy: tránh ăn, nhai, đá lưỡi vào vị trí răng Implant.
  • Trong một đến hai tuần tiếp theo: ăn thức ăn lỏng, ăn đủ chất để tăng khả năng phục hồi của cơ thể.
  • Thời gian về sau: lúc này răng đã có thể ăn nhai như răng thật. Nhưng bạn vẫn nên ăn những thức ăn mềm trước sau đó mới từ từ trở lại thực đơn bình thường. Lưu ý cần tránh những thực phẩm quá cứng và tránh nhai mạnh ở vị trí cấy Implant.

3. Uống thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ

Sau cấy ghép IMPLANT thường xuất hiện tình trạng sưng và đau nhẹ tại vị trí cấy. Trong đơn thuốc của bác sĩ chuyên khoa có thuốc giảm đau và đã loại trừ một số kháng sinh có chứa Aspirin. (Aspirin là nguyên nhân dẫn đến việc chảy máu sau khi cấy IMPLANT, có thể làm kết quả của phẫu thuật trở nên không được như mong muốn.)

Nếu bạn không dùng thuốc theo chỉ định hoặc tự ý sử dụng các loại thuốc khác có thể gây viêm, nhiễm tại vùng cấy, thậm chí đào thải trụ implant.

4. Cách vệ sinh răng miệng hợp lý.

  • Tránh súc miệng bằng nước muối 8 tiếng sau khi làm Implant.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ: Chải răng nhẹ nhàng bằng bàn chải lông mềm, sử dụng chỉ nha khoa, sử dụng thêm nước súc miệng với nồng độ Chlorhexidine thích hợp để giúp mau lành thương.(Theo sự chỉ định của bác sĩ nha khoa)

5. Tái khám định kỳ

  • Đến tái khám tại nha khoa theo lịch hẹn để được kiểm tra răng Implant có đang hoạt động tốt hay không. Nếu bệnh nhân có cảm giác cộm, vướng khi cắn hai hàm lại với nhau cần thông báo ngay cho bác sĩ để được điều chỉnh.
  • Tái khám định kỳ 4-6 tháng/lần để vệ sinh răng, kiểm tra Implant nha khoa và chỉnh khớp cắn, điều chỉnh lực nhai trên Implant nếu cần thiết.

Để biết thêm thông tin về sức khoẻ răng miệng, anh chị có thể tương tác để được bác sỹ giải đáp thắc mắc nhé

NHA KHOA VIETDENT

Trung tâm chỉnh nha/ Niềng răng và Implant chuyên sâu.
Các Bác sĩ sau đại học tại Đại học Y Dược TP. HCM và BV Răng Hàm Mặt TP.HCM trực tiếp khám và điều trị.

Địa chỉ: 93B2 Dương Đình Hội, phường Phước Long B, Quận 9, TP. Thủ Đức
222 Trần Phú, phường 9, Quận 5, TP.HCM

Hotline: 0979 093 685
Email: nhakhoavietdentquan9@gmail.com
Website: nhakhoavietdentsaigon.com
Fan page: NhaKhoaVietdentQ9

MỤC TIÊU CỦA CHÚNG TÔI LÀ NỤ CƯỜI XINH ĐẸP CỦA BẠN
SỰ HÀI LÒNG CỦA BẠN LÀ NỤ CƯỜI MÃN NGUYỆN CỦA CHÚNG TÔI

Perfect Service, Perfect Smile

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *